BẢO DƯỠNG, SỬA LỖI & LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN TỦ HÒA ĐỒNG BỘ
Nhằm đảm bảo máy phát điện luôn hoạt động ổn định, chúng ta cần tiến hành kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.
1. Công việc thực hiện bảo dưỡng chi tiết:
TT | Hạng mục công việc bảo trì Máy phát điện |
A | Phần liên quan đến động cơ |
1 | Kiểm tra tổng số giờ máy đã hoạt động |
2 | Kiểm tra độ rung bất thường khi máy phát điện chạy không tải và có tải. |
3 | Siết lại khung giá đỡ (nếu cần) |
4 | Vệ sinh công nghiệp bên ngoài động cơ và buồng máy. |
B | Dầu bôi trơn |
1 | Thay dầu lọc máy (250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng) |
2 | Thay phin lọc dầu (250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng) |
3 | Kiểm tra rò rỉ dầu |
4 | Kiểm tra mức dầu máy khi máy dừng hoạt động |
5 | Kiểm tra cảm biến áp suất dầu bôi trơn |
C | Hệ thống làm mát |
1 | Thay nước làm mát |
2 | Thay lọc nước |
3 | Kiểm tra rò rỉ nước làm mát |
4 | Kiểm tra tình trạng đóng cặn |
5 | Kiểm tra các đầu kết nối mềm |
6 | Kiểm tra mực nước làm mát |
7 | Kiểm tra tắc nghẽn hệ thống nước làm mát |
8 | Kiểm tra hoạt động bộ sấy nước làm mát (nếu có) |
9 | Kiểm tra và cân chỉnh dây cuaroa quạt |
10 | Bơm mỡ ổ bi, và vòng bi truyền động, cánh quạt. |
11 | Kiểm tra hoạt động của cảm biến nhiệt độ nước làm mát |
12 | Vệ sinh công nghiệp hệ thống làm mát nước (két nước, quạt) |
D | Hệ thống gió |
1 | Kiểm tra tình trạng phin lọc gió. |
2 | Thay phin lọc gió (nếu cần). |
3 | Kiểm tra độ nghẽn, lưu lượng hệ thống gió vào. |
4 | Kiểm tra hệ thống ống và mối nối. |
E | Bồn chứa nhiên liệu phụ và hệ thống nhiên liệu |
1 | Kiểm tra sự rò rỉ. |
2 | Kiểm tra các đầu kết nối mềm. |
3 | Kiểm tra mức nhiên liệu. |
4 | Thử cách điện cho Mô tơ. |
5 | Kiểm tra hoạt động của bơm cấp và hổi nhiên liệu. |
6 | Thay phin lọc nhiên liệu (250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng). |
7 | Kiểm tra và xả cặn, xả nước trong bồn dầu phụ. |
F | Bồn dầu chính và hệ thống bơm dầu |
1 | Kiểm tra rò rỉ, kiểm tra độ kín khít xung quanh bồn dầu bao gồm nắp dầu, lỗ bổ sung dầu,… |
2 | Kiểm tra mức nhiên liệu trên bộ chỉ thị (nếu có). |
3 | Kiểm tra ống thông hơi. |
4 | Kiểm tra và hút/xả cặn, nước trong bồn dầu chính |
G | Hệ thống bơm dầu (từ bồn dầu chính sang bồn dầu phụ) |
1 | Kiểm tra hoạt động của bơm dầu: đo điện trở cuộn dây, cách điện vỏ động cơ, điện áp, dòng điện, vòng bi, buồng bơm, tra dầu mỡ bổ sung (nếu cần) |
2 | Kiểm tra rò rỉ, trên đường ống cấp dầu và hệ thống |
3 | Kiểm tra hoạt động của tủ điều khiển: + Hoạt động của đèn cảnh báo mức dầu + Hoạt động của chức năng bảo vệ, chạy tự động, chạy bằng tay. |
4 | Kiểm tra, siết lại ốc thanh cái, đầu cực, các điểm đấu nối trong tủ điện |
5 | Kiểm tra, thử các chức năng bảo vệ của tủ điện (bảo vệ quá dòng, quá áp, rơ le nhiệt,…) |
6 | Vệ sinh công nghiệp tủ điện điều khiển |
H | Hệ thống xả |
1 | Kiểm tra sự rò rỉ. |
2 | Kiểm tra độ nghẽn, lưu lượng gió hệ thống thoát khói. |
3 | Kiểm tra hoạt động của turbo. |
4 | Kiểm tra độ rung bất thường. |
5 | Kiểm tra kết nối của khớp nối mềm, cứng trên toàn bộ đường ống xả. Siết vít bắt chặt các điểm kết nối |
I | Phần điện |
1 | Kiểm tra bộ phát điện 24V- cân chỉnh dây cua roa (nếu cần). |
2 | Kiểm tra tình trạng ắc quy, bộ nạp ắc quy, vệ sinh và xiết lại các mối nối. |
3 | Đo điện áp ắc quy khi máy không chạy. |
4 | Đo điện áp ắc quy khi máy khởi động. |
5 | Kiểm tra mức dung dịch điện môi và tỷ trọng trong accu |
6 | Đo và ghi lại điện áp và nội trở của từng bình ắc quy. |
7 | Xiết lại các mối nối. |
K | Đầu phát |
1 | Vệ sinh cuộn dây và siết lại các đấu nối. |
2 | Kiểm tra cuộn dây kích từ. |
3 | Kiểm tra và bơm mỡ vòng bi (nếu cần). |
4 | Thử thông mạch và kiểm tra tiếp địa. |
5 | Kiểm tra cân chỉnh xupat, vòi phun, con đội (thực hiện sau 1500h chạy máy hoặc 12 tháng) |
6 | Vệ sinh buồng đốt. |
L | Tủ điều khiển máy phát điện và các bộ phận phụ trợ |
1 | Vệ sinh tủ điều khiển. |
2 | Kiểm tra tình trạng đồng hồ đo, đèn báo và các thiết bị phụ trợ. |
3 | Siết lại các mối nối. |
4 | Kiểm tra chức năng dừng khẩn cấp. |
5 | Kiểm tra tình trạng bộ tự động điều chỉnh điện áp (bộ AVR) (nếu cần). |
6 | Kiểm tra lịch sử lỗi. |
7 | Kiểm tra hoạt động các chức năng bảo vệ máy phát điện. |
M | Hệ thống hòa đồng bộ |
1 | Bộ điều khiển: + Kiểm tra màn hình hiển thị + Thông số cài đặt của bảng điều khiển. + Các chức năng vận hành hệ thống trogn bảng điều khiển + Trạng thái các đầu vào và đầu ra của bảng điều khiển (input, output) |
2 | Kiểm tra hoạt động cùa bộ hòa đồng bộ bao gồm: + Chức năng hòa máy phát điện khi chạy có tải. + Thời gian cài đặt, và nguyên lý hoạt động của tủ điều khiển hòa đồng bộ + Chức năng tủ khi chạy tự động/ bằng tay. |
3 | Kiểm tra máy cắt khí phát hiện quá nhiệt. |
4 | Kiểm tra liên động điện và liên động cơ khí của các máy cắt tại các chế độ hoạt động (nếu có ) |
5 | Kiểm tra chức năng dừng khẩn cấp. |
6 | Kiểm tra tình trạng đồng hồ đo, đèn báo và các thiết bị phụ trợ. |
7 | Kiểm tra và siết lại các đầu nối trong tủ điện, điện cực, thanh cái, cáp (nếu cần). |
8 | Vệ sinh công nghiệp tủ điều khiển. |
N | Thu thập số liệu khi máy hoạt động có tải (như mất điện khi đang làm việc) |
1 | Kiểm tra chức năng chuyển đổi nguồn tự động ATS, (giả lập sự cố mất điện) |
2 | Kiểm tra ghi thông số máy phát điện chạy có tải: Điện áp, dòng điện, tần số, áp suất dầu, nhiệt độ nước, tốc độ vòng quay. |
O | Lập báo cáo tổng thể trước và sau bảo trì bao gồm: + Lập khối lượng các công việc đã thực hiện trong quá trình bảo trì. + Đề xuất các tồn tại phát hiện trên hệ thống và phương án xử lý các tồn tại đã phát hiện được. + Báo giá vật tư thay thế, phương án sửa chữa với các tồn tại phát hiện. + Tư vấn các vật tư, thiết bị có thể cần sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian 1 năm tiếp theo. |
2. Một số hình ảnh bảo dưỡng máy phát điện các đơn vị
Một số hình ảnh sử lý dò nước két nước làm mát máy phát điện :
Thay bộ điều tốc Heinmann cho máy phát điện :
Nếu quý khách hàng có nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy phát điện hãy liên hệ ngay với Newtech để được sử dụng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất!
Hotline: Mr. Dũng – 0904 157 725 hoặc địa chỉ
Email: sale@newtechs.vn
Email: sale2@newtechs.vn